Người thừa kế là gì? Chia thừa kế thế nào cho đúng luật?

Khái niệm người thừa kế được hiểu như thế nào ? Ai là người thừa kế theo quy định pháp luật ? Chia thừa kế thế nào cho đúng luật ? Hỏi về luật đất đai, nhà ở và thừa kế ? Tư vấn chia tài sản thừa kế khi bố mẹ qua đời đột ngột ? … sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Người thừa kế là gì?

Trả lời:

Khái niệm người thừa kế là người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Người thừa kế là cá nhân, thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc nếu là người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải đã thành thai trước khi người để lại di sản chết,

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì cơ quan, tổ chức đó phải đang còn tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản đã nhận; có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Khi di sản thừa kế là đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản, thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải là người nằm trong diện thừa kế, có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích, chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức quy định của pháp luật về đất đai.

2. Bài tập tình huống chia thừa kế thế nào cho đúng luật?

Thưa luật sư Đạt Điền, mong luật sư tư vấn cho tôi trong trường hợp sau: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con chung là anh C và chị D . Ông A còn có 1 người con riêng là anh E.

Ông A chết không để lại di chúc Biết lúc ông A chết – Tài sản chung của vợ chồng ông A và bà B là 1.600 triệu -Tài sản riêng của ông A là 400 triệu – Chị C và D đều đã thành niên và có khả năng lao động – E chưa thành niên. Dựa vào các quy định của Luật Dân Sự Việt Nam để giải quyết :

1. Chia di sản của ông A trong tình huống trên

2. Giả sử chị C có 2 người con là K và H , chị C chết cùng thời điểm với ông A . Hãy chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

1 Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi ông A khi chết đi không để lại di chúc do đó di sản thừa kế của ông A sẽ được chia theo pháp luật. Tài sản chung của ông A và bà B là 1,6 tỷ khi ông A chết đi thì khối tài sản chung này sẽ chia đôi di sản cộng với số tài sản riêng của ông A đã có trước đó: (1.600.000.000 :2) + 400.000.000 =1.200.000.000. Lúc này tổng di sản thừa kế của ông A là 1,2 tỷ

Căn cứ vào quy định trên khi ông A chết đi thì phần di sản thừa kế sẽ được chia đều cho bà B, C, D và E, mỗi người sẽ được hưởng số đi sản bằng nhau.

2. Trong trường hợp chị C chết cùng thời điểm với ông A thì phần di sản thừa kế mà đáng lẽ chị C được hưởng sẽ được chi đều cho 2 con của C là K và H.

3. Hỏi về luật đất đai, nhà ở và thừa kế?

Xin chào Luật Đạt Điền, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi năm nay 31 tuổi ở nông thôn và đang ở trên mảnh đất của các cụ ngày xưa để lại nhưng không có giấy tờ gì về mảnh đất này do ngày xưa bị mất, nhưng mảnh đất tôi và bố tôi đang ở có trên bản đồ 1924 ở trên xã, mảnh đất tôi và bố tôi đang ở 15 năm trước có tranh chấp với hàng xóm và chính quyền xã và địa chính huyện có chứng nhận ký vào văn bản nhưng không có dấu xác nhận là nguyên nhân nhà tôi thiếu đất do mở đường trục chính của làng, xã và huyện giải quyết dựa trên bản đồ 1924.
Từ đó đến nay, xã vẫn không giải quyết cho gia đình tôi vì đang tranh chấp như vậy nên nhà tôi không làm được sổ đỏ. Vậy tôi xin được hỏi mảnh đất nhà tôi đang ở mà không có sổ đỏ có hợp pháp hay không? Đang tranh chấp như vậy gia đình tôi không làm sổ đỏ có sao không? Sau này chính quyền có quyền thu hồi mảnh đất của gia đình tôi hay không? Và bố tôi đã làm di chúc thừa kế tài sản đất gắn liền với nhà ở cho tôi có chứng nhận của xã vậy di chúc bố tôi lập sau này có được pháp luật hay tòa án công nhận là di chúc hợp pháp hay không?
Xin cám ơn!
Người gửi: Đ.L

Trả lời: :

1. Về việc cấp sổ đỏ cho mảnh đất của gia đình bạn và việc thu hồi đất

Do gia đình bạn không có giấy tờ về đất đai mà chỉ có trên bản đồ 1924 ở trên xã nên mảnh đất của gia đình bạn cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)

Theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo như quy định trên, mảnh đất của gia đình bạn sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì mảnh đất này đang có tranh chấp. Tuy mảnh đất của gia đình bạn không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ, nhưng do gia đình bạn đã ở trên mảnh đất này một thời gian dài, ổn định nên việc gia đình bạn có thể ở trên mảnh đất này mặc dù mảnh đất đó không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

Căn cứ vào quy định tại các điều 62, 62, 63, 64, 65 Luật đất đai 2013 về các căn cứ thu hồi đất thì việc mảnh đất gia đình bạn đang sống và có tranh chấp sẽ không thuộc các trường hợp thu hồi đất.

2. Về di chúc của bố bạn

Theo quyền thừa kế được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Nếu tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì người lập di chúc bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

Cụ thể, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014) cho phép người sử dụng đất được để lại thừa kế quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời thửa đất đó cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, với những quy nêu trên,do mảnh đất của gia đình bạn đang có tranh chấp nên bố bạn sẽ không có quyền lập di chúc để định đoạt thửa đất đó cho người thừa kế là bạn. Và như vậy, Tòa án và pháp luật sẽ không công nhận về tính hợp pháp của di chúc mà bố bạn lập.

4. Con của vợ trước có được hưởng thừa kế của bố đẻ không?

Thưa luật sư, tôi là con riêng của bố tôi. Trước đây bố tôi có đi bước nữa và có thêm 1 em trai. Nay bố tôi đã mất, chỉ còn lại tôi, em trai cùng với mẹ kế. Vậy xin hỏi tôi có quyền được hưởng thừa kế đối với phần tài sản như nhà, đất mà bố tôi để lại không?
Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: V.V.C

Trả lời:

Do bạn không nêu rõ, khi bố bạn mất đi có để lại di chúc hay không nên trong trường hợp bố bạn có để lại di chúc thì phần di sản mà bố bạn để lại sẽ được chia theo di chúc, trong trường hợp bố bạn không để lại di chúc thì phần di sản mà bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế phần di sản mà bố đẻ của bạn để lại bao gồm cả những tài sản như nhà, đất.

5. Tư vấn chia tài sản thừa kế khi bố mẹ qua đời đột ngột?

Thưa luật sư! Luật sư cho Em hỏi là bố mẹ Em sinh được 8 người con. Trong đó có 1 anh trai(thứ 3) và 7 chị em gái (Gia đình em chủ yếu là làm ruộng) Bố mẹ em mất đột ngột vào năm 2011 và không để lại di chúc.
Khi bố mẹ mất còn 3 chị em gái em chưa lấy chồng, mà anh trai và chị dâu thì không hòa hợp với các chị e gái chúng em vậy nên khi bố mẹ mất chưa được 1 năm thì chúng em đã ra ở riêng bên ngôi nhà cũ ngay sát cạnh nhà anh trai ở. Các năm sau đó 2 chị gái em lần lượt lấy chồng mà anh trai cũng không thay bố mẹ giúp gì cho 2 chị gái trong khi cưới, còn em là em út khi bố mẹ mất mới đi học nghề, em vừa học vừa đi làm thêm và vay mượn của các chị gái trang trải việc học hành. Do đi học xa nên em cũng thường xuyên vắng nhà. Khi em học xong lúc về ngôi nhà 3 chị em em ở trước đó đã xuống cấp trầm trọng và không thể ở được, em đã có ý kiến xin anh trai cho em xây căn phòng nhỏ trên nền đất cũ đó để ở (vì em cũng chưa xin được việc làm) và các chị gái em mỗi khi có dịp về quê còn có nơi để ở, nhưng anh trai em nói là “Mày muốn làm gì thì làm lúc lấy chồng đập gạch mang theo để đất lại cho tao”. Thật sự em đã rất buồn khi nghe những lời này, Không lẽ bố mẹ sinh mỗi anh là con trai nên anh có quyền thừa hưởng hết tất cả tài sản bố mẹ để lại mà chúng em vì là phận gái thì không phải là con của bố mẹ sao? Trong thời gian em đi học anh trai em có ý bán ngôi nhà mà mấy chị em em từng ở nhưng chúng em cản nên bán không được. Đến hiện tại anh đang giao bán hết 1 mẫu ruộng bố mẹ để lại.
Vậy Luật Sư cho em hỏi là trong thời gian em vắng nhà Anh trai em có tự đi làm sổ đỏ ruộng, vườn và nhà ở sang tên anh mà ngày xưa là tên bố mẹ em đứng tên không? Mà theo em tìm hiểu thì luật thừa kế thì không phân biệt trai gái có quyền thừa kế ngang nhau thì trong trường hợp này em phải làm sao?
Em rất mong sớm nhận được câu trả lời của Luật Sư. Em xin trân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *