Luật sư lập di chúc nhà đất quận Bình Tân : Chồng chết không có di chúc thì chia tài sản chung như thế nào?

Luật sư lập di chúc nhà đất tại quận Bình Tân, Quận Tân Phú TPHCM

Luật sư Tư vấn thừa kế theo di chúc nhà đất tại quận Bình Tân, Tân Phú TPHCM ; Thừa kế theo Pháp Luật của vợ chồng khi không có di chúc nhà đất tại quận Bình Tân, quận Tân Phú TPHCM

Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia như thế nào khi chồng hoặc vợ mất và việc chia tài sản thừa kế khi chồng mất được chia như thế nào? Là một trong những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ khách hàng, dưới đây là một tình huống thực thế về chủ đề này:

1. Chồng chết không có di chúc thì chia tài sản như thế nào ?

Kính chào Luật sư, tôi muốn hỏi luật sư về sự việc của gia đình mình như sau: Bố mẹ tôi đã kết hôn với nhau được hơn 40 năm; nay bố tôi mất vì tai nạn; vì mất đột ngột nên bố tôi không để lại di chúc chia tài sản cho ai cả. Như mẹ tôi kể, trong thời gian chung sống với nhau, bố mẹ có một miếng đất và một căn nhà đã được nhà nước cấp giấy tờ đất, nhà (sổ hồng). Ngoài ra, trước khi bố và mẹ kết hôn ông bà có tặng cho bố tôi một mảnh đất khác.

Hiện tại bố mẹ tôi có 3 người con, ông bà thì đã mất và bố tôi cũng có 5 anh chị ? Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này, nếu như chia tài sản thì phải chia như thế nào và những người anh chị của bố tôi họ có được hưởng thừa kế không ?  Vì họ đang đòi quyền thừa kế.

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1.1 Chia tài sản chung của vợ chồng khi chồng mất:

Tài sản chung của vợ chồng là tài sản vợ và chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, gồm có tài sản mà vợ chồng mua được; nhận chuyển nhượng; thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh; hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng; tài sản được tặng choc hung, thừa kế chung.

Điều này cũng có thể hiểu rằng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau kết hôn được coi là tài sản chung. Trong tình huống của bạn có thể thấy khá rõ phần tài sản: miếng đất và một căn nhà mà bố mẹ bạn có là tài sản chung của vợ chồng.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân như ly hôn và một bên vợ hoặc chồng chết thì phần tài sản chung sẽ được chia đôi.

Đối với trường hợp chồng chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ. Phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng và phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế.

Việc thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

1.2. Quy định về chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.

Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa kế, cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết

Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại

Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội; cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.

Đối chiếu với tình huống của bạn di sản thừa kế của bố để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:

Tài sản riêng bố bạn có trước hôn nhân và một nửa tài sản chung của bố mẹ bạn được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố; mẹ (ông bà nội của bạn); mẹ bạn; bạn; và hai người con còn lại ( tổng cộng chia thừa kế thành 6 phần bằng nhau).

Như bạn trao đổi, trong gia đình còn có những người là anh chị của bố bạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, những đối tượng là anh, chị của người chết thuộc hàng thừa kế thứ hai; mà như phân tích ở trên thì hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế. Vì vậy những người anh chị của bố bạn sẽ không được hưởng thừa kế.

1.3. Từ những nội dung trên có thể kết luận hai vấn đề trong tình huống của bạn như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng khi một trong hai người chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi cho hai vợ chồng; phần tài sản chia cho người chồng sẽ tiền hành chia thừa kế.

2. Khi chia tài sản thừa kế của một người không để lại di chúc thì sẽ chia theo pháp luật quy định- theo hàng thừa kế, bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất và những người được hưởng thừa kế cùng hàng với nhau thì được hưởng di sản bằng nhau. Và hàng thừa kế sau sẽ không được hưởng di sản thừa kế khi đi sản đã được chia cho những người ở hàng thứ nhất.

2. Quy định về chia tài sản khi không có di chúc ?

Theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế tứ nhất, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều được chia tài sản thừa kế của. Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật.

Trả lời:

Căn cứ Điều 651, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ quy định trên, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, tất cả 7 người con của bố mẹ bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và các chị em gái của bạn dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn sẽ được hưởng một phần trong khối di sản này.

Theo quy định, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Do đó, em trai bạn mất vào năm 2007, tức là sau thời điểm cả bố và mẹ bạn qua đời nên vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ.

Phần di sản em trai bạn được hưởng sẽ được chia lại cho các hàng thừa kế thứ nhất của em trai bạn, trong đó có cả các con. Như vậy, con em trai bạn vẫn được hưởng một phần trong khối di sản thừa kế mà bố mẹ bạn để lại.

Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. >> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

3. Di sản để lại không có di chúc sẽ được sang tên cho ai ?

Chào luật sư, gia đình em có một mảnh đất mang tên em và chồng, sau khi chồng em chết thì em có làm thủ tục để sang tên đất cho em, mẹ chồng sống cùng em sau khi chổng em mất, mẹ chồng đứng tên trên sổ hộ khẩu cùng em, chồng em chết không để lại di chúc, chính quyền địa phương trước kia sang tên thì không yêu cầu chữ ký của me chòng em mà bây giờ khi đền bù thì lại yêu cầu chữ ký của mẹ, em có 2 con với chồng.
Hỏi bây giờ có nhất thiết cần chữ ký của mẹ em khi được giải tỏa không? Không có thì có làm sao không?
Trân thành cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Thứ nhất, cơ sở pháp lý của việc phân chia di sản

Việc phân chia di sản của người chết để lại sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dung việc chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật, việc chồng của bạn mất mà không để lại di chúc nên sẽ áp dụng việc phân chia di sản theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Theo quy định của pháp luật dân sự người thừa kế theo pháp luật gồm các nhóm sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vì hàng thừa kế thứ nhất hiện tại đang có bạn, hai con của bạn và mẹ chồng bạn nên sẽ chia cho hàng thừa kế này. Nên những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau tức là bạn, mẹ chồng bạn và con của bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau tương ứng với quyền sử dụng đất và nhà ở do chồng bạn để lại, như vậy mẹ chông bạn, con bạn và bạn đều có quyền với phần di sản.

Thứ hai, Thủ tục khai nhận di sản đối với các đồng thừa kế.

Khi bạn muốn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thì bạn có thể ra văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục khai nhận di sản. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Văn bản khai nhận di sản

+ Biên bản tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất, biên bản từ chối nhận di sản

+ Giấy chứng nhận quyền sử dung đất và nhà ở gắn liền với đất

+ Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn để chứng minh mối quan hệ với người đã mất

+ Giấy chứng tử của người mất.

Theo quy định của Luật công chứng, sau khi kiểm tra hồ sơ đây đủ và hợp lệ thì hồ sơ sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhâ dân cấp xã nơi thường trú của người để lại di sản trước khi mất, sau 15 ngày nếu như không có khiếu nại, kiến nghị gì thì công chứng viên sẽ công chứng biên bản khai nhận di sản và các văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Sau đó các đồng thừa kế có thể nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động về tên người sử dụng đất.

Như vậy kể từ khi khai nhận di sản thừa kế từ chồng của bản thì trong các biên bản khai nhận di sản và biên bản thỏa thuận phân chia tài sản của chồng bạn cũng đều cần có chữ ký của bạn, con bạn và mẹ chồng bạn, hay khi được nhà nước giải tỏa thu hồi đất để đền bù cho nhà bạn cũng cần có chữ ký của các đồng thừa kế trừ khi người này không đến được và ủy quyền cho cho bạn hoặc con của bạn thực hiện thay quyền của mình hoặc viết văn bản từ chối nhận di sản. Còn không việc bên chính quyền yêu cầu cần có chữ ký của mẹ bạn để tránh viêc sau này xảy ra tranh chấp, kiện tụng dẫn đến không đủ chữ ký của những người có quyền với di sản thừa kế do chồng bạn để lại.

4. Tư vấn về quyền thừa kế khi không có di chúc ?

Xin chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi thắc mắc như sau: Ông nội tôi đã chết năm 2018 tài sản của ông có 720m2 ruộng cấy và 50m2 đất %. Khi chết Ông không để lại di chúc cho ai, ông nội tôi được 9 người con, mình Bố tôi là con trai, Bác cả và bố tôi đã chết, nay các Bác và các Cô chị em của bố tôi bảo giao lại cho tôi vì tôi là cháu trưởng.
Vậy bây giờ tôi cần phải làm thế nào để chuyển số tài sản này thành của tôi ?
Rất mong Luật sư giải đáp giúp, xin cám ơn nhiều!

Trả lời:

Theo quy định tại 651, Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật. Như vậy, khi ông bạn mất, không để lại di chúc, vì vậy, toàn bộ số tài sản thuộc sở hữu của ông bạn sẽ được chia lại cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Theo như thông tin bạn cung cấp, tất cả các cô, các bác của bạn không yêu cầu chia di sản, như vậy tài sản đó là tài sản thuộc sở hữu chung của cả 9 anh chị em. Hiện nay, các bác và các cô quyết định để lại mảnh đất đó cho bạn thừa hưởng, thì theo quy định của pháp luật hiện hành, họ phải tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho bạn. Trong trường hợp này, Để có thể đứng tên mảnh đất này, bạn và các cô, các bác của mình phải làm thủ tục khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế do ông bạn để lại theo quy định của pháp luật, gồm hai bước nhỏ: công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng; đăng ký sang tên người được hưởng di sản thừa kế tại văn phòng đăng ký đất đai. Sau đó làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất từ người được hưởng di sản sang cho bạn. Gồm 2 bước nhỏ: công chứng hợp đồng tặng cho và đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký nhà đất.

Cụ thể thủ tục như sau:

1. Khai nhận di sản thừa kế.

* Thẩm quyền: Gia đình bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

* Người thực hiện: Những người thừa kế của ông bạn (các bác, các cô của bạn)

* Hồ sơ:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng tử của ông bạn, của bố bạn và bác cả

– Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

– Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).

* Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật công chứng 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2014 tương tự hướng dẫn nêu trên. Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sau khi nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, tổ chức công chứng sẽ tiến hành công chứng ngay hợp đồng mà không cần làm thủ tục niêm yết.

3. Đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:(Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

* Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

* Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng đối với trường hợp khai nhận di sản thừa kế; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển nhượng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

* Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế/nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *